Một người ở phố Bolsa - Thiên Hạ Sự...Long Khánh, Đồng Nai để thắp nhang...

1
X U Â N 2 0 1 2 40 N H Â M T H Ì N MINH ĐỨC 1. “Kính thưa cậu mợ, con bất hiếu Nguyễn Phương Hùng trở về nước sau hơn 36 năm tha hương biệt xứ. Ngày cậu mất thì chưa có quan hệ ngoại giao và chưa có phương tiện đi về. Ngày mợ mất thì than ôi “vì cái cộng đồng bát nháo hải ngoại” con đã tâm nguyện không trở về khi nào đất nước còn Cộng sản. Thưa cậu mợ, nếu không có một cơ duyên đầy ngẫu nhiên có lẽ con sẽ suốt đời bị mù mắt vì “thiên đường cộng đồng hải ngoại”. Những gì con được “học hỏi” tại hải ngoại chỉ là những viên thuốc chống cộng “bọc đường” của một thiểu số người muốn khuynh loát đời sống bà con hải ngoại cho một chủ nghĩa quốc gia. Nhưng hôm nay dù sao con cũng đã mãn nguyện được sáng mắt và nhìn được 2 ngôi mộ thân yêu của cậu mợ bên cạnh nhau. Cám ơn các em con đã thay anh để chu toàn chữ hiếu. Con xin cậu mợ có linh thiêng phù hộ cho con sáng suốt và can đảm để vượt qua khoảng thời gian còn lại. Người ta nói với con “thiên đường mù Cộng sản” nhưng thực tế con đã bị mù trong 36 năm tại “thiên đường dân chủ Bolsa”. Đất nước sau ngày 30.4.1975 có thể tệ vì hậu quả chiến tranh, nhưng 5, 10 năm sau đó chắc không tệ và ngày nay bằng chứng con đã thấy rất nhiều thay đổi. Con chỉ vì 2 chữ quốc gia cực đoan mà không nghe lời khuyên của những thằng bạn con từng về Việt Nam nhiều lần. Nếu trong cõi vô hình cậu mợ có biết được ngày hôm nay con đã trở về, chắc cậu mợ cũng hài lòng và tha thứ tội bất hiếu. Con kính cẩn vái lạy vong linh cậu mợ”. Trên đây là nguyên văn bài khấn của nhà báo Nguyễn Phương Hùng trong ngày giỗ bố mẹ (24.9.2011), khi ông về Long Khánh, Đồng Nai để thắp nhang trên bàn thờ và thăm mộ song thân sau 36 năm xa Tổ quốc. 57 năm trước, cậu bé 8 tuổi Nguyễn Phương Hùng theo gia đình rời Hà Nội di cư vào Sài Gòn. Rồi năm 1975, một lần nữa ông di cư qua Mỹ, làm nghề báo ở phố Bolsa (Little Saigon) thuộc Quận Cam, California, nơi được mệnh danh là “trung tâm chính trị của người Việt tị nạn”. Để rồi, ở đó, như ông nói “tôi lao mình vào những tổ chức đấu tranh, tung tiền qua cửa sổ, chống những người Cộng sản một cách cực đoan”. Sự cực đoan có thể thấy qua một hành động rất nhỏ, theo lời ông là dù trong thâm tâm rất thích nhạc Trịnh Công Sơn, nhưng bề ngoài “Tôi tỏ ra dị ứng với nhạc Trịnh, luôn chống đối các ca sĩ từ trong nước sang Mỹ biểu diễn”… Đỉnh điểm của sự cực đoan ấy là ông từng “thề” sẽ không về lại Tổ quốc khi còn những người Việt cộng, dù đó là nơi chôn nhau cắt rốn và ấp ủ cả cốt nhục của song thân... 2. Phải đến 36 năm sau, nhờ cơ duyên mà ông mới có dịp “sáng mắt”, khi được mời và quyết định về Việt Nam dự hội thảo "Bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam và giữ gìn tiếng Việt" do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao tổ chức (trung tuần tháng 9.2011 - Hà Nội). Chuyến đi chỉ hơn 1 tuần, nhưng ông kể đã 7 lần rơi nước mắt trên đất trời quê hương. “Khi nữ tiếp viên hàng không VN loan báo máy bay đang đi vào không phận Việt Nam, tự nhiên lòng nao nao và xao xuyến, tôi cố gắng nén sự xúc động bằng cách cứ định thần nhìn lên trần khoang phi cơ. Nhưng nước mắt lại chảy dài từ khi nào…”. Đó là lần khóc đầu tiên. Để rồi sau đó, khi lấy hành lý và chuẩn bị lên xe từ sân bay Nội Bài về Hà Nội, ký ức tuổi thơ ùa về với căn nhà đầu đường Trịnh Hoài Đức, phố Hàng Đẫy, những lần theo cậu út nhảy xe điện lên ô Cầu Giấy, cắp sách đến Trường Lý Thường Kiệt, ăn cháo lòng buổi sáng mùa đông, rồi chùa Một Cột, sân banh Septo… lần lượt hiện ra, khiến ông “nước mắt cứ tự nhiên trào ra”. Những lần khác ông khóc là khi vào chùa cổ Tây Phương “thắp nhang vái Phật, dù rằng tôi là một người Công giáo”; khi trên tàu thăm vịnh Hạ Long, bỗng thấy “Quê hương là một thứ tình cảm không hương vị, không thấy, không nghe nhưng như là một lời mời gọi quá thiết tha”; khi đặt chân đến phi trường Tân Sơn Nhất, “Nơi mà 36 năm trước tôi đã giã từ để "Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi". Tôi khóc vì “Tân Sơn Nhất giờ quá khác xưa, đã rộng lớn, sang trọng và đẹp hơn so với một số phi trường ngoại quốc khác như Edmonton, Vancouver, Alberta… mà tôi có dịp đi qua”; khi trở về Long Khánh thăm mộ bố mẹ và “có lẽ đây là trận khóc dài nhất của đứa con bất hiếu”. Và ông cũng khóc khi nghĩ đến buổi chia tay để về lại Mỹ… Nhiều người nói , kẻ xa quê lâu ngày quay về, có khóc cũng là thường tình. Cũng có người khi hay chuyện ông khóc, bảo rằng đó là “nước mắt giảo hoạt”. Còn tôi, tôi tin nước mắt của một người trước ngưỡng “thất thập cổ lai hy” như ông chứa đựng cả nỗi nhớ quê hương, sự thức dậy của tâm thức con dân Việt và cả nỗi ân hận về “lý tưởng hão huyền” suốt mấy chục năm qua nay tỉnh ngộ khi đối diện thực tế. Đi từ Thị Nghè qua ngã tư Hàng Xanh ra xa lộ trực chỉ Long Khánh, qua Thủ Đức, Biên Hòa, Trảng Bom, Bàu Cá, Dầu Giây, Suối Tre… rồi ngược trở lại Sài Gòn trưa chủ nhật 25.9.2011, ông không chỉ “thấy tất cả đều mới lạ”, “Điều ngạc nhiên suốt dọc đường là nhà thờ, chùa chiền đều được trùng tu, mở lớn hoặc mới xây. Không có tự do tôn giáo sao lại cho xây như thế?”. Câu hỏi ông đặt ra, cũng chính là câu trả lời chẳng chỉ cho riêng ông. 3. Ông kể người làm ông suy nghĩ và thay đổi tư tưởng nhiều nhất là cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Lê Quốc Hùng. Qua tiếp xúc và phỏng vấn ông Hùng, “tôi mới thấy những người Cộng sản hôm nay quả thật hiểu biết, trí thức, năng động…”. vậy, ông vẫn tự nhủ “Có lẽ ông Hùng là một nhà ngoại giao được huấn luyện chuyên nghiệp”. Cho đến khi về Việt Nam, “tôi đã gặp những người trẻ (không phải dân ngoại giao) nhưng vẫn có cung cách như vậy” thì ông thực sự bị thuyết phục và “Phải nói chuyến đi vừa qua đã thay đổi nhận thức của tôi 180 độ. Những gì mình hiểu về Việt Nam qua những thông tin mạng điện tử, qua chủ quan của người thuyết giảng , qua cảm tính của những người bất mãn đã hoàn toàn sai lạc. Việt Nam ngày nay quả thật hoàn toàn lột xác, phát triển trên nền tự do và dân chủ với bản sắc riêng. Tôi cảm thấy hãnh diện vì những gì đổi thay hôm nay trên quê hương”. Không chỉ thay đổi cái nhìn mà ông còn mong muốn “đóng góp chút gì cho đất nước”. Nhưng xem ra tâm nguyện ấy cũng không dễ thực hiện. Vừa trở về Mỹ, ông gặp ngay phản ứng của những người gọi ông là “Việt gian”, “tay sai của Cộng sản”… Họ tổ chức biểu tình ầm ĩ ngay trước tòa soạn báo nơi ông làm việc, khiến công việc của ông gặp nhiều khó khăn. Nhưng ông trấn tĩnh: “Tôi đã chủ tâm đi tìm một con đường mới và phương thức mới hơn để bày tỏ lòng yêu quê hương và góp sức xây dựng đất nước. Tôi không tranh cãi khi những người chống tôi còn quá cực đoan và thiển cận…”, và: “Thời gian sẽ là câu trả lời. Tại sao người Mỹ họ còn ngồi được với chính quyền Việt Nam hiện nay mà chúng ta cùng một huyết thống đồng bào, cùng ngôn ngữ, phong tục, tập quán lại không thể ngồi lại với nhau?”. Hỏi ông có lời nhắn gửi nào cho bà con người Việt trong cộng đồng nơi ông sinh sống, ông bảo “chỉ muốn một lời ngắn gọn cho những ai chưa về Việt Nam vì bất cứ lý do gì hãy về để mắt thấy, tai nghe, dù một lần cho biết”. Phần mình, ông đoan chắc: “Nếu có dịp, tôi sẽ về lần nữa và nhiều lần nữa”… M.Đ Một người ở phố Bolsa Ông Nguyễn Phương Hùng (bìa trái) trong đoàn nhà báo hải ngoại thăm Báo Thanh Niên ẢNH: DIỆP ĐỨC MINH Tại sao người Mỹ họ còn ngồi được với chính quyền Việt Nam hiện nay mà chúng ta cùng một huyết thống đồng bào, cùng ngôn ngữ, phong tục, tập quán lại không thể ngồi lại với nhau? NGUYỄN PHƯƠNG HÙNG

Transcript of Một người ở phố Bolsa - Thiên Hạ Sự...Long Khánh, Đồng Nai để thắp nhang...

Page 1: Một người ở phố Bolsa - Thiên Hạ Sự...Long Khánh, Đồng Nai để thắp nhang trên bàn thờ và thăm mộ song thân sau 36 năm xa Tổ quốc. 57 năm trước,

X U Â N 2 0 1 240 N H Â M T H Ì N

MINH ĐỨC

1.“Kính thưa cậu mợ, conbất hiếu Nguyễn PhươngHùng trở về nước sau

hơn 36 năm tha hương biệt xứ.Ngày cậu mất thì chưa có quanhệ ngoại giao và chưa cóphương tiện đi về. Ngày mợ mấtthì than ôi “vì cái cộng đồng bátnháo hải ngoại” con đã tâmnguyện không trở về khi nào đấtnước còn Cộng sản. Thưa cậumợ, nếu không có một cơ duyênđầy ngẫu nhiên có lẽ con sẽ suốtđời bị mù mắt vì “thiên đườngcộng đồng hải ngoại”. Những gìcon được “học hỏi” tại hải ngoạichỉ là những viên thuốc chốngcộng “bọc đường” của một thiểusố người muốn khuynh loát đờisống bà con hải ngoại cho mộtchủ nghĩa quốc gia. Nhưng hômnay dù sao con cũng đã mãnnguyện được sáng mắt và nhìnđược 2 ngôi mộ thân yêu củacậu mợ bên cạnh nhau. Cám ơncác em con đã thay anh để chutoàn chữ hiếu. Con xin cậu mợcó linh thiêng phù hộ cho consáng suốt và can đảm để vượtqua khoảng thời gian còn lại.Người ta nói với con “thiênđường mù Cộng sản” nhưngthực tế con đã bị mù trong 36năm tại “thiên đường dân chủBolsa”. Đất nước sau ngày30.4.1975 có thể tệ vì hậu quảchiến tranh, nhưng 5, 10 nămsau đó chắc không tệ và ngàynay bằng chứng con đã thấy rấtnhiều thay đổi. Con chỉ vì 2 chữquốc gia cực đoan mà khôngnghe lời khuyên của nhữngthằng bạn con từng về ViệtNam nhiều lần. Nếu trong cõivô hình cậu mợ có biết đượcngày hôm nay con đã trở về,chắc cậu mợ cũng hài lòng vàtha thứ tội bất hiếu. Con kínhcẩn vái lạy vong linh cậu mợ”.

Trên đây là nguyên văn bàikhấn của nhà báo NguyễnPhương Hùng trong ngày giỗbố mẹ (24.9.2011), khi ông vềLong Khánh, Đồng Nai đểthắp nhang trên bàn thờ vàthăm mộ song thân sau 36năm xa Tổ quốc.

57 năm trước, cậu bé 8 tuổiNguyễn Phương Hùng theogia đình rời Hà Nội di cư vàoSài Gòn. Rồi năm 1975, mộtlần nữa ông di cư qua Mỹ, làmnghề báo ở phố Bolsa (LittleSaigon) thuộc Quận Cam,California, nơi được mệnhdanh là “trung tâm chính trịcủa người Việt tị nạn”. Để rồi,ở đó, như ông nói “tôi lao mìnhvào những tổ chức đấu tranh,tung tiền qua cửa sổ, chốngnhững người Cộng sản một cách

cực đoan”. Sự cực đoan có thểthấy qua một hành động rấtnhỏ, theo lời ông là dù trongthâm tâm rất thích nhạc TrịnhCông Sơn, nhưng bề ngoài“Tôi tỏ ra dị ứng với nhạc Trịnh,luôn chống đối các ca sĩ từ trongnước sang Mỹ biểu diễn”…Đỉnh điểm của sự cực đoan ấylà ông từng “thề” sẽ không vềlại Tổ quốc khi còn nhữngngười Việt cộng, dù đó là nơichôn nhau cắt rốn và ấp ủ cảcốt nhục của song thân...

2.Phải đến 36 năm sau,nhờ cơ duyên mà ôngmới có dịp “sáng mắt”,

khi được mời và quyết định vềViệt Nam dự hội thảo "Bảotồn bản sắc văn hóa Việt Namvà giữ gìn tiếng Việt" do Ủyban Nhà nước về người ViệtNam ở nước ngoài - Bộ Ngoạigiao tổ chức (trung tuầntháng 9.2011 - Hà Nội).

Chuyến đi chỉ hơn 1tuần, nhưng ông kể đã 7lần rơi nước mắt trên đấttrời quê hương. “Khi nữtiếp viên hàng không VNloan báo máy bay đang đivào không phận Việt Nam,tự nhiên lòng nao nao vàxao xuyến, tôi cố gắng nénsự xúc động bằng cách cứđịnh thần nhìn lên trầnkhoang phi cơ. Nhưng nướcmắt lại chảy dài từ khinào…”. Đó là lần khócđầu tiên. Để rồi sau đó,

khi lấy hành lý và chuẩn bị lênxe từ sân bay Nội Bài về HàNội, ký ức tuổi thơ ùa về vớicăn nhà đầu đường TrịnhHoài Đức, phố Hàng Đẫy,những lần theo cậu út nhảy xeđiện lên ô Cầu Giấy, cắp sáchđến Trường Lý Thường Kiệt,ăn cháo lòng buổi sáng mùađông, rồi chùa Một Cột, sânbanh Septo… lần lượt hiện ra,khiến ông “nước mắt cứ tựnhiên trào ra”.

Những lần khác ông khóc làkhi vào chùa cổ Tây Phương“thắp nhang vái Phật, dù rằngtôi là một người Công giáo”;khi trên tàu thăm vịnh HạLong, bỗng thấy “Quê hươnglà một thứ tình cảm khônghương vị, không thấy, khôngnghe nhưng như là một lời mờigọi quá thiết tha”; khi đặt chânđến phi trường Tân Sơn Nhất,“Nơi mà 36 năm trước tôi đã

giã từ để "Bao nhiêu năm rồicòn mãi ra đi". Tôi khóc vì “TânSơn Nhất giờ quá khác xưa, đãrộng lớn, sang trọng và đẹp hơnso với một số phi trường ngoạiquốc khác như Edmonton,Vancouver, Alberta… mà tôi códịp đi qua”; khi trở về LongKhánh thăm mộ bố mẹ và “cólẽ đây là trận khóc dài nhất củađứa con bất hiếu”. Và ông cũngkhóc khi nghĩ đến buổi chiatay để về lại Mỹ…

Nhiều người nói , kẻ xa quêlâu ngày quay về, có khóc cũnglà thường tình. Cũng có ngườikhi hay chuyện ông khóc, bảorằng đó là “nước mắt giảohoạt”. Còn tôi, tôi tin nướcmắt của một người trướcngưỡng “thất thập cổ lai hy”như ông chứa đựng cả nỗi nhớquê hương, sự thức dậy củatâm thức con dân Việt và cảnỗi ân hận về “lý tưởng hão

huyền” suốt mấy chụcnăm qua nay tỉnh ngộ khiđối diện thực tế. Đi từ ThịNghè qua ngã tư HàngXanh ra xa lộ trực chỉLong Khánh, qua ThủĐức, Biên Hòa, TrảngBom, Bàu Cá, Dầu Giây,Suối Tre… rồi ngược trởlại Sài Gòn trưa chủ nhật25.9.2011, ông không chỉ“thấy tất cả đều mới lạ”, mà“Điều ngạc nhiên suốt dọcđường là nhà thờ, chùachiền đều được trùng tu, mởlớn hoặc mới xây. Không có

tự do tôn giáo sao lại cho xâynhư thế?”. Câu hỏi ông đặt ra,cũng chính là câu trả lời chẳngchỉ cho riêng ông.

3.Ông kể người làm ôngsuy nghĩ và thay đổi tưtưởng nhiều nhất là cựu

Tổng lãnh sự Việt Nam tại SanFrancisco Lê Quốc Hùng. Quatiếp xúc và phỏng vấn ôngHùng, “tôi mới thấy những ngườiCộng sản hôm nay quả thật hiểubiết, trí thức, năng động…”. Dùvậy, ông vẫn tự nhủ “Có lẽ ôngHùng là một nhà ngoại giao đượchuấn luyện chuyên nghiệp”. Chođến khi về Việt Nam, “tôi đãgặp những người trẻ (không phảidân ngoại giao) nhưng vẫn cócung cách như vậy” thì ông thựcsự bị thuyết phục và “Phải nóichuyến đi vừa qua đã thay đổinhận thức của tôi 180 độ. Nhữnggì mình hiểu về Việt Nam quanhững thông tin mạng điện tử,qua chủ quan của người thuyếtgiảng, qua cảm tính của nhữngngười bất mãn đã hoàn toàn sailạc. Việt Nam ngày nay quả thậthoàn toàn lột xác, phát triển trênnền tự do và dân chủ với bản sắcriêng. Tôi cảm thấy hãnh diện vìnhững gì đổi thay hôm nay trênquê hương”.

Không chỉ thay đổi cái nhìnmà ông còn mong muốn “đónggóp chút gì cho đất nước”.Nhưng xem ra tâm nguyện ấycũng không dễ thực hiện. Vừatrở về Mỹ, ông gặp ngay phảnứng của những người gọi ônglà “Việt gian”, “tay sai củaCộng sản”… Họ tổ chức biểutình ầm ĩ ngay trước tòa soạnbáo nơi ông làm việc, khiếncông việc của ông gặp nhiềukhó khăn. Nhưng ông trấntĩnh: “Tôi đã chủ tâm đi tìmmột con đường mới và phươngthức mới hơn để bày tỏ lòng yêuquê hương và góp sức xây dựngđất nước. Tôi không tranh cãikhi những người chống tôi cònquá cực đoan và thiển cận…”,và: “Thời gian sẽ là câu trả lời.Tại sao người Mỹ họ còn ngồiđược với chính quyền Việt Namhiện nay mà chúng ta cùng mộthuyết thống đồng bào, cùng ngônngữ, phong tục, tập quán lạikhông thể ngồi lại với nhau?”.

Hỏi ông có lời nhắn gửi nàocho bà con người Việt trongcộng đồng nơi ông sinh sống,ông bảo “chỉ muốn một lời ngắngọn cho những ai chưa về ViệtNam vì bất cứ lý do gì hãy về đểmắt thấy, tai nghe, dù một lầncho biết”. Phần mình, ôngđoan chắc: “Nếu có dịp, tôi sẽvề lần nữa và nhiều lần nữa”…

M.Đ

Một người ở phố Bolsa✒

Ông Nguyễn Phương Hùng (bìa trái) trong đoàn nhà báo hải ngoại thăm Báo Thanh NiênẢNH: DIỆP ĐỨC MINH

Tại sao người Mỹ họ còn ngồi được với chínhquyền Việt Nam hiện nay

mà chúng ta cùng một huyết thống đồng bào,cùng ngôn ngữ, phong tục,

tập quán lại không thể ngồi lại với nhau?NGUYỄN PHƯƠNG HÙNG